Lịch sử Cà Phê thế kỷ 16-17

Lịch sử Cà Phê thế kỷ 16-17

Lịch sử Cà Phê thế kỷ 16-17: Khởi đầu từ Ethiopia đến Ả Rập

Vùng đất Abysinia – Ngày nay được gọi là Ethiopia rất có thể là quê hương của cây cà phê. Nằm ở một điểm hội ngộ giữa Châu Phi và Ả Rập, chúng ta thường biết đến vớ cái tên Sừng Châu Phi. Mặc dù lúc nào cũng sống trong tình trạng khá đói nghèo, người Abisiana vẫn là những người độc lập và kiêu hãnh, hầu hết họ đều theo dòng chính thống giáo Đông phương – Trong khi thổ dân Châu Phi chẵn ai theo tôn giáo này. Mặc nhiên, họ bị kẻ thù tôn giáo bủa vây tám phương mười hướng, chính cơ man này đả để người Ethiopia ngủ đông gần 1000 năm (theo nhà sử học Gibbon), thứ thức uống tên “cà phê” cũng chìm vào lãng quên, hoặc chưa từng được khám phá – cùng với họ.

Ethiopia – Cái nôi của ngành cà phê thế giới

Chúng ta không thể biết chính xác là ai và khi nào cây cà phê được khám phá. Đã có rất nhiều truyền thuyết của người Ethiopia và người Ả rập về sựa xuất hiện của cà phê. Trong đó, được lan truyền rộng rãi nhất có thể là câu chuyện về cậu bé chăn dê Kaldi.

Câu chuyện bắt đầu khi chàng trai chăn dê Kaldi, trong một chiều nọ, không gọi được lũ dê về. Khi tìm kiếm sau tán cây rừng, cậu thấy lũ dê của mình đang chạy tung tẩy, hục hặc, khoái chí kêu be be, chúng đang ăn những chiếc lá xanh mượt và quả màu đỏ của một loại cây gì đó. Dù sợ rằng đàn dê trúng độc khi ăn thứ cây lạ này, nhưng may thay sáng hôm sau chẳng con nào chết. Mà chúng lại đến ăn lần nữa, Kaldi nghĩ rằng ăn chung với dê cũng không sao, nên cậu thử luôn loại quả ấy, kết quả là cậu cũng “tăng động” không kém.

chuyện về cậu bé chăn dê Kaldi.
Kaldi và đàn dê trong truyền thuyết về cafe của Ethiopia

Cùng với tuyền thuyết này, nhân và lá cà phê được gọi là Bunn, lúc đầu chỉ được nhai một cách giản đơn. Nhưng người Ethiopia đã nhanh chóng tiếp cận các cách thức khác để lấy được caffeine trong đó. Họ đun lá và quả trong nước sôi, họ làm ra loại đồ uống bằng cách rang vỏ quả cà phê gọi là qishr (ngày nay gọi là Kisher). Và cuối cùng, vào thế kỷ 16, ai đó đã rang cà phê nhân, nghiền ra và làm thành một thứ trà thảo mộc như chính loại cà phê chúng ta có ngày nay.

Nghi lễ cà phê của người Ethiopia

Ngày nay, người Ethiopia vẫn duy trì việc tổ chức các nghi lễ cà phê (coffee ceremony) long trọng, kéo dài hàng giờ liền với các vị khách đặc biệt. Khi ông chủ nhà ngồi nói chuyện với khách, bà vợ sẽ rang cà phê bằng một cái đĩa sắt (trên một bếp than có đun các loại hương thảo), khi cà phê chuyển màu, chúng được giã nhỏ cho vào ấm nước cùng với một ích bột bạch đậu khấu hoặc quế để đun trên bếp. Khi nước sôi, hỗn hợp cà phê được rót ra cốc, thêm một thìa đường và mọi người nhấp loại cà phê đặc quánh (vì nhiều loại bột đến thế mà) bên câu chuyện của họ. Sau khoảng lượt rót các vị khác sẽ trở về nhà.

Nghi lễ cà phê coffee ceremony
Người phụ nữ trong một buổi lễ cà phê của Ethiopia

Những làn sóng cà phê đầu tiên vào Ả Rập

Không bao lâu sau khi người Ethopia tìm ra cà phê, thứ thức uống này đã được người Ả Rập bên kia Biển Đỏ buôn bán rất mạnh. Rất có thể chuyện này xảy ra khi người Ethiopia xâm chiếm và thống trị Yemen vào khoảng những năm 50 của thế kỷ thứ 6. Ban đầu các giáo sỉ Sufi – Ả Rập coi cà phê như một thức uống giúp đầu óc tỉnh táo hơn trong những buổi cầu nguyện nửa đêm. Đến cuối thế kỷ 15, những người hành hương đã mang cà phê đi khắp thế giới hồi giáo ở Ba Tư, Ai cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi, biến nó thành một món hàng sinh lợi.

Mặc dù thời kì đầu được xem như một thứ thức uống với mục đích tôn giáo, nhưng sau đó cà phê đã nhanh chóng có mặt trong cuộc sống thường ngày. Người giàu thì có phòng riêng để thưởng thức cà phê, những kẻ không có điều kiện thì đến các quán cà phê (còn được gọi là kaveh kanes)

Vấp phải sự chống đối tôn giáo

Khi quá phổ biến trong thể kỷ 16, cà phê đã mang tiếng là một thứ nước pha chế gây rối trong xã hội. Rất nhiều người trong giới cầm quyền nhận thấy thần dân của họ quá đà trong các quán cà phê. Nghiêm trọng hơn, là khi Khair-Beg, một thống đốc trẻ của Mecca nhận thấy mình bị nhạo báng ở các quán cà phê, ngài đả đặt cà phê ra vòng pháp luật bằng kinh Kora, kết quả là vào năm 1511, những quán cà phê ở Mecca bị buộc phải đóng cửa.

Người phục vụ cà phê ở Ottoman - Cairo, Ai Cập - 1857
Phục vụ cà phê dưới thời đế chế Ottoman (1857)

Không ích nhà cầm quyền và các thủ lĩnh tôn giáo đặt cà phê vào vòng cấm trong suốt thể kỷ 16, với những hình phạt nặng nề gồm cả việc bị tống giam, cho vào bao ném xuống biển… Và cho dù như thế, rất nhiều người vẫn tiếp tục uống trộm cà phê, cho đến khi lệnh cấm bị bải bỏ (vào năm 1524 theo Wikipedia).

Tại sau ban đầu việc uống cà phê lại mang nhiều mùi vị “khủng bố” trong xã hội Ả Rập như vậy? Tất nhiên, tính gây nghiện của caffeine là một phần câu trả lời, nhưng sâu xa vẫn có nhiều điều đáng nói. Cà phê đã mang đến một sự kích thích trí não dễ chịu để cảm nhận năng lượng dâng lên, mà không mang đến một tác dụng phụ nào. Hơn nữa cà phê trong giai đoạn này mang ý nghĩa xã hội cao hơn, những quán cà phê đầu tiên cho phép mọi người tán gẫu với nhau, thư giản và kinh doanh, tranh luận về văn học, chính trị, v.v.. thức uống này đã trở nên quá quan trọng trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ.X

Những kẻ buôn lậu cà phê từ  Ả Rập

Những người Thổ thuộc đế chế Ottoman đã chiếm cứ Yemen vào năm 1536, và ngay sao đó nhân cà phê trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng trên toàn đế chế của người Thổ. Cà phê lúc bấy giờ thường được xuất đi từ cảng Mocha của Yemen, bởi thế Mocha trở thành cái tên của cà phê vùng này. Từ Mocha cà phê được chở đến Suez rồi vận chuyển bằng lạc đà đến những nhà kho của người Alexandria, ở đó chúng được các thương nhân người Pháp và Venice mang đi.

coffee traders in yemen
Cà phê, lạc đà và việc uống cà phê trong xã hội Ả Rập

Vì cà phê đã trở thành nguồn thu chính, Người Thổ sinh đố kỵ và giữ canh tác độc quyền cây cà phê ở Yemen. Không có quả cà phê nào “xuất cảnh” mà không bị luộc hoặc rang để tránh mọc mầm.

Và điều không tránh khỏi là người ta luôn tìm cách vượt qua các cấm đoán ngặt nghèo này, có thời điểm trong thập kỷ của năm 1600, một người Hồi giáo hành hương tên Baba Budan đã trộm 7 hạt cà phê (7 là con số linh thiêng, may mắn đối với các hội thần giáo Ấn Độ, Hy Lạp, Ai Cập, Do Thái cổ.. ) bằng cách buộc chúng vào bụng và đã trồng thành công ở miền nam Ấn Độ.

Tiếp theo sau chỉ trong một thế kỷ, cà phê từ Ả Rập (hay chính xác là từ Ethiopia) đã chinh phạt các quốc gia xa xôi hơn bất cứ người Ethiopia nào có thể tưởng tượng, mở ra một chương mới trong lịch sử Cà Phê Thế kỷ 17-18:  Tiếp cận phương Tây và MỸ LA TINH

Dẫn nguồn ./

Nguồn sưu tầm từ PrimeCoffee.

Trả lời

Close Menu
×
×

Cart